Borderless Repression: The Long Reach of Vietnam’s Regime with Nguyen Van Trang

Van Trang Nguyen, Vietnamese democracy activist and survivor of regime attacks and transnational repression, addressed the 17th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy on February 18th, 2025.

Full Remarks:

Hello everyone,

Hello to all who fight for freedom and human rights!

My name is Nguyen Van Trang, a human rights defender wanted by the Vietnamese government.  As a democracy activist in Vietnam, I spent five years living in constant fear of being hunted down. I thought that fear would subside once I fled the country. I believed I would be safe, or at least safer. But I was wrong. 

Under its authoritarian regime, the Vietnamese state not only tightly controls society, and suppresses freedom within the country, but also extends its reach abroad to hunt down and terrorize dissidents who have fled. Transnational repression activities include abduction, direct attacks, online harassment, and threats against family members. I am just one of the many victims of this brutal repression. The lives of Vietnamese refugees like me are filled with fear and lack security.

I began advocating for social justice issues when I was a university student, driven by the oppression I witnessed daily in Vietnam. Corruption was everywhere: people had to bribe doctors to receive medical treatment, police officers beat people to death in detention centers, and the government seized land indiscriminately to build tourist resorts… These injustices piled up, and I realized I needed to have the courage to resist. My like-minded friends and I founded the Brotherhood for Democracy in 2013. We shared knowledge about human rights, participated in peaceful protests, and provided legal counselling to citizens who had been wrongfully treated by local officials. Because of this, I was closely monitored by the Vietnamese police and they frequently attempted to abduct, assault or place me under house arrest. My university expelled me just months before I was set to graduate as a civil engineer. Additionally, the Vietnamese Ministry of Public Security issued a travel ban against me and confiscated my passport under the pretense of national security. The government’s repression instilled fear in all my friends and family. I, too, was deeply anxious and exhausted, but this only reinforced my belief that my activism was justified and necessary for creating a more just society.

On July 31, 2017, the Vietnamese Ministry of Public Security launched a crackdown to dismantle the Brotherhood for Democracy and arrested dozens of its members. I fled to Cambodia through a small border crossing, commonly used by human traffickers.

However, even after escaping the country, the Vietnamese authorities did not relent. On the night of September 2, 2017, while I was walking with three colleagues on Old Town Street in Phnom Penh, four large men emerged from the darkness. I did not realize they were undercover Vietnamese police until it was too late. Each of them carried a cup of acid, and threw it directly at us. Acid splashed onto my shoulder and arm, causing excruciating pain. The burning was unbearable, I could feel my flesh dissolving. Instinctively, I ran to a flower shop at the street corner and plunged into a water basin to ease the agony. One of my colleagues, Mr. Nguyen Ngoc Duc, a French citizen, suffered the worst injuries. Acid was thrown directly into his face, leaving him blind in one eye, deaf in one ear and permanently disfigured. We screamed for help, and local residents rushed to bring water to assist us. Although they tried to help, our injuries were severe, and they called a tuk-tuk to take us to the hospital. After travelling about a kilometre, I noticed a car and two motorcycles with four men following us through multiple streets. Under the streetlights, I saw the reflection of a sword in their hands. It became clear that the Vietnamese police intended to kill us that night. We had to run into a restaurant to report [to] the Cambodian police and seek help from others to reach the hospital. 

Acid burns require long-term treatment. But I had to keep moving, relocating to different places across Cambodia to avoid further attacks. In 2018, when my health had improved, I crossed into Thailand and applied for political asylum at the UNHCR office. Although UNHCR granted me refugee status, the Thai government has never officially recognized refugees. As a result, all refugees like me are considered illegal immigrants. Thailand, the country where I’d hoped to find safety, turned out to be unsafe. I did not know at the time that many democracy activists from neighboring countries who sought refuge in Thailand had been abducted, deported or even shot on the streets of Bangkok. Just months after I arrived in Thailand, the Vietnamese Ministry of Public Security issued an official [arrest warrant] for me, accusing me of “activities aimed at overthrowing the government”, the most serious charge against a dissident. If arrested and prosecuted under this law, I could face a life sentence or even the death penalty.

In 2019, the Vietnamese Ministry of Public Security secretly changed my charge from political offense to criminal one, falsely accusing me of procuring prostitution. This absurd charge made it harder for me to evade capture. With the criminal accusation, the Vietnamese government could request neighboring countries to arrest and extradite me, while avoiding international condemnation for human rights violations. After pressure from the media and the international community, the Vietnamese authorities reinstated the original political charge, but they also intensified efforts to capture me.

At the same time, I learnt that the authorities were pressuring my family in Vietnam. Police frequently visited my parents’ home, delivering letters demanding that I surrender. They repeatedly threatened my mother with severe punishments for me, even telling her she would “never see my body again.” Can you imagine the pain of a mother being told by the government that they would kill her son? The authorities also pressured me  by punishing my relatives, isolating them from the local community, and cutting off pre-approved credit loans that my family relied on for economic development. They warned that if I continued to evade capture, they would not leave my family in peace. Additionally, the police publicly announced on media platforms a call for information about my whereabouts.

Life in hiding in Thailand was filled with fear for my family. On one hand, we feared being arrested by Thai police for living illegally; on the other hand, we had to avoid retaliation from the Vietnamese state. I have two young daughters, aged 5 and 6. Every time I left home, I looked at them for a long time because I was never sure I would return that day. I could be arrested by Thai police, targeted by Vietnamese agents, or both governments could cooperate to capture me. The fact that I am here with you today is nothing short of a miracle. This kind of luck did not come to two other Vietnamese democracy activists: Journalist Truong Duy Nhat and Thai Van Duong. Nhat was kidnapped by Vietnamese secret police in Bangkok in 2019 and later sentenced to 10 years in prison. Duong was also abducted in Bangkok in 2024 and sentenced to 12 years. Both were charged with “propaganda against the Vietnamese state”, a vague accusation often used against critics of the government on social media. Additionally, religious activist Y Quynh Bdap was arrested by Thai police in 2024 at the request of Vietnamese authorities. The Thai government is now processing his deportation back to Vietnam, where he faces a 10-year prison sentence in retaliation.

I need you all to understand: the Vietnamese government is doing everything it can to silence activists for freedom, seeking revenge and persecuting them even beyond its borders. Combating transnational repression by authoritarian states must be a top priority if you want to advance democracy and human rights worldwide. I call on international organizations and democratic nations to establish stronger protections for victims and impose severe penalties on individuals involved in transnational repression.

Thank you for listening!

Original in Vietnamese:

Xin chào các bạn tranh đấu cho tự do và nhân quyền!

Tôi tên là Nguyễn Văn Tráng, một nhà hoạt động dân chủ ôn hòa bị chính quyền Việt Nam truy nã. Là một nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam, tôi đã trải qua 5 năm sống trong nỗi sợ hãi liên tục bị truy đuổi. Tôi nghĩ rằng nỗi sợ hãi sẽ giảm bớt khi tôi trốn khỏi đất nước. Tôi nghĩ rằng mình sẽ an toàn, hoặc ít nhất là an toàn hơn. Nhưng tôi đã nhầm. 

Dưới chế độ độc tài, nhà nước Việt Nam không chỉ kiểm soát chặt chẽ xã hội, cấm đoán các quyền tự do trong nước mà còn vươn ra nước ngoài để truy lùng và khủng bố những người bất đồng chính kiến ​​đã chạy trốn. Các hoạt động đàn áp xuyên quốc gia bao gồm bắt cóc, tấn công trực tiếp, tấn công trực tuyến và đe dọa các thành viên gia đình. Tôi chỉ là một trong những nạn nhân của sự đàn áp tàn bạo này. Cuộc sống của chúng tôi, những người tị nạn Việt Nam là một chuỗi dài của nỗi sợ hãi và bất an.

Tôi bắt đầu tham gia đấu tranh cho công bằng xã hội khi còn là sinh viên đại học, động lực để tôi làm điều này là vì những bất công mà tôi chứng kiến hàng ngày tại Việt Nam. Tham nhũng có ở khắp nơi: người dân phải đút lót bác sĩ mới được cứu chữa, công an đánh chết người dân trong đồn, chính quyền tịch thu đất tràn lan để xây dựng các khu du lịch… Những bất công dồn nén, đó là lúc tôi nghĩ rằng mình cần phải can đảm phản kháng. Tôi và những người cùng chí hướng thành lập một tổ chức là Hội Anh Em Dân Chủ vào năm 2013, chúng tôi chia sẻ về quyền con người, tham gia các cuộc biểu tình ôn hoà và tư vấn luật cho những người dân bị các quan chức địa phương xử oan. Điều này khiến tôi bị công an Việt Nam theo dõi và nhiều lần họ chặn đường bắt cóc, đánh đập hoặc giam lỏng tôi tại nhà. Trường đại học cũng ra quyết định đuổi học khi chỉ còn vài tháng nữa là tôi tốt nghiệp đại học và trở thành kỹ sư xây dựng. Ngoài ra, tôi còn bị Bộ công an Việt Nam ra lệnh cấm xuất cảnh, tịch thu hộ chiếu với lý do “an ninh quốc gia”. Sự đàn áp của chính quyền khiến cho tất cả bạn bè và người thân của tôi đều sợ hãi. Bản thân tôi cũng rất lo lắng và mệt mỏi, tuy nhiên điều đó khiến tôi có thêm niềm tin rằng những hành động tranh đấu của tôi là đúng đắn và cần thiết để cho xã hội trở nên công bằng hơn.

Vào ngày 31 tháng 7 năm 2017, Bộ Công an Việt Nam đã phát động một chiến dịch đàn áp nhằm giải tán Hội Anh em Dân chủ và bắt giữ hàng chục thành viên. Tôi đã trốn sang Campuchia qua một cửa khẩu biên giới nhỏ, một tuyến đường thường được những kẻ buôn người sử dụng. 

Nhưng, ngay cả sau khi trốn thoát khỏi đất nước, chính quyền Việt Nam vẫn không buông tha. Vào đêm ngày 2 tháng 9 năm 2017, tôi và ba cộng sự đang đi bộ trên Phố Chợ Cũ ở Phnom Penh thì bốn thanh niên to lớn xuất hiện từ trong bóng tối. Tôi không nhận ra họ là cảnh sát mặc thường phục Việt Nam cho đến khi quá muộn. Mỗi người cầm một ca axit, họ hắt thẳng vào chúng tôi. Axit bắn vào vai và cánh tay tôi, gây ra cơn đau dữ dội. Bỏng rát khủng khiếp và tôi cảm thấy da thịt mình bị cháy từng mảng. Theo bản năng, tôi chạy đến một cửa hàng hoa ở góc phố và lao vào một bồn nước để làm dịu cơn đau. Một cộng sự của tôi, anh Nguyễn Ngọc Đức, công dân Pháp, đã bị tạt axit trực tiếp vào mặt, gây ra những vết thương nghiêm trọng: một mắt bị mù, một tai bị điếc và khuôn mặt bị biến dạng hoàn toàn. Chúng tôi hét lên cầu cứu, và người dân địa phương vội vã mang nước ra để hỗ trợ. Mặc dù họ đã giúp đỡ, nhưng vết thương của chúng tôi quá nghiêm trọng, và họ đã gọi xe tuk-tuk để đưa chúng tôi đến bệnh viện. Sau khi đi được khoảng 1km, tôi thấy một chiếc ô tô và bốn người trên hai chiếc xe máy đi theo chúng tôi qua nhiều khúc cua. Dưới ánh đèn đường, tôi có thể thấy ánh sáng của thanh kiếm phản chiếu của những người đi xe máy. Có vẻ như cảnh sát Việt Nam định giết chúng tôi vào đêm đó. Chúng tôi phải chạy vào một nhà hàng để báo cảnh sát Campuchia và nhờ những người khác giúp đỡ để đến bệnh viện.

Vết bỏng axit cần phải điều trị lâu dài. Nhưng tôi phải liên tục di chuyển nhà đến nhiều nơi khác nhau quanh Campuchia để tránh bị tấn công thêm. Năm 2018, khi sức khỏe của tôi khá hơn, tôi đã vượt biên vào Thái Lan và xin tị nạn chính trị tại văn phòng UNHCR. Mặc dù được UNHCR cấp quy chế tị nạn, nhưng chính phủ Thái Lan chưa bao giờ công nhận người tị nạn. Do đó, tất cả những người tị nạn như tôi đều bị coi là bất hợp pháp. Thái Lan, đất nước mà tôi hy vọng sẽ tìm thấy sự an toàn, lại không an toàn. Tôi không biết rằng nhiều nhà hoạt động dân chủ từ các nước láng giềng tìm kiếm nơi ẩn náu ở Thái Lan đã bị bắt cóc, trục xuất hoặc thậm chí bị bắn trên đường phố Bangkok. Chỉ vài tháng sau khi tôi đến Thái Lan, Bộ Công an Việt Nam đã ban hành lệnh truy nã tôi với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, đây là tội danh nặng nhất nhằm vào một người bất đồng chính kiến. Nếu bị bắt và xét xử theo điều luật này, mức án nặng nhất tôi có thể phải đối mặt là tù chung thân hoặc thậm chí là tử hình.

Năm 2019, Bộ Công an Việt Nam đã âm thầm thay đổi tội danh của tôi từ chính trị sang hình sự, họ cáo buộc tôi một tội danh hoàn toàn vô lý là “môi giới mại dâm”. Việc thay đổi tội danh khiến tôi khó lẩn trốn hơn. Bởi vì với cáo buộc hình sự đó, chính quyền Việt Nam có thể yêu cầu các nước láng giềng bắt giữ và dẫn độ về Việt Nam để trừng phạt, đồng thời tránh bị quốc tế lên án vì vi phạm nhân quyền. Sau áp lực của truyền thông và quốc tế, chính quyền Việt Nam đã phải khôi phục cáo buộc của tôi về tội danh ban đầu, nhưng họ cũng gia tăng nỗ lực bắt giữ tôi.

Cùng lúc đó, tôi biết rằng chính quyền đang gây sức ép với người thân của tôi ở Việt Nam. Cảnh sát thường đến nhà bố mẹ tôi để chuyển thư yêu cầu tôi đầu thú. Họ liên tục đe dọa mẹ tôi bằng những hình phạt nghiêm khắc đối với tôi, bao gồm cả việc nói rằng bà sẽ “không bao giờ nhìn thấy xác tôi nữa”. Bạn có thể tưởng tượng được cảnh một người mẹ khi chính quyền đe dọa sẽ giết con trai mình không? Chính quyền cũng gây sức ép buộc tôi đầu thú bằng cách trừng phạt người thân của tôi, cô lập họ khỏi cộng đồng địa phương và cắt các khoản vay tín dụng mà họ đã phê duyệt trước đó cho gia đình tôi để phát triển kinh tế. Họ cảnh báo rằng nếu tôi tiếp tục trốn, họ sẽ không để yên cho gia đình tôi. Ngoài ra, cảnh sát còn công khai trên các phương tiện truyền thông kêu gọi mọi người cung cấp các thông tin về tôi.

Thời gian trốn ở Thái Lan tràn ngập nỗi sợ hãi cho gia đình tôi. Một mặt, chúng tôi sợ cảnh sát Thái Lan bắt giữ vì sống bất hợp pháp; mặt khác, chúng tôi phải tránh sự trả thù của nhà nước Việt Nam. Tôi có hai cô con gái nhỏ, 5 và 6 tuổi. Mỗi lần ra khỏi nhà, tôi đều nhìn chúng rất lâu vì tôi không chắc mình sẽ trở về vào ngày hôm đó. Tôi có thể bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ hoặc bị cảnh sát Việt Nam trả thù, hoặc cả hai chính phủ có thể hợp tác để bắt tôi. Được ở đây với các bạn hôm nay là một phép màu. May mắn này đã không đến với hai nhà hoạt động dân chủ Việt Nam khác: Nhà báo Trương Duy Nhất và Nhà báo Thái Văn Đường. Ông Nhất bị mật vụ Việt Nam bắt cóc tại Bangkok năm 2019 và sau đó bị kết án 10 năm tù. Ông Đường cũng bị mật vụ Việt Nam bắt cóc tại Bangkok năm 2024 và bị kết án 12 năm tù. Cả hai đều bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam”, một cáo buộc mơ hồ thường được sử dụng đối với những người chỉ trích nhà nước trên mạng xã hội. Ngoài ra, nhà hoạt động tôn giáo Y Quynh Bdap cũng đã bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ vào năm 2024 theo yêu cầu của cảnh sát Việt Nam. Chính phủ Thái Lan đang tiến hành các thủ tục trục xuất ông Bdap về Việt Nam, nơi ông sẽ bị trả thù bằng án tù 10 năm.

Tôi cần các bạn hiểu rằng: chính phủ Việt Nam đang tìm mọi cách để bịt miệng những người hoạt động vì tự do, trả thù và truy đuổi họ ngay cả khi họ ở ngoài biên giới đất nước. Đấu tranh chống lại sự đàn áp xuyên quốc gia của các quốc gia độc tài phải là ưu tiên hàng đầu nếu chúng ta muốn thúc đẩy nền dân chủ và nhân quyền toàn cầu. Tôi kêu gọi các tổ chức quốc tế và các quốc gia dân chủ xây dựng các biện pháp bảo vệ tốt hơn cho các nạn nhân và trừng phạt nghiêm khắc những cá nhân tham gia vào các hoạt động đàn áp xuyên quốc gia.

Cảm ơn các bạn đã lắng nghe!

 

Speakers and Participants

Related

Authoritarianism

The Battle for a Free Turkey with Can Dündar

Can Dündar, a Turkish journalist jailed and exiled for his reporting, addresses the 9th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy – see quotes below, followed by full prepared remarks. On the family of human rights activists:  “We are in a big family of freedom fighters from all over the world here,

Authoritarianism

Now Is The Time: Reforming Cuba with Manuel Cuesta

Manuel Cuesta, a Cuban historian, political activist and founder of the Progressive Arch, a forum bringing together diverse organisations militating for change in communist Cuba, addresses the 7th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy – see quotes below, followed by full prepared remarks. Quotes: To Be Confirmed Full Remarks […] I’d

Authoritarianism

From the Democracy Wall to Tiananmen Square with Ren Wanding

World-famous Chinese dissident, RenWanding, addresses the 4th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy – see below for full prepared remarks.   Full remarks   Ren Wanding: In 1989, I drafted [a] human rights declaration of China and I founded the China human rights coalition. I participated in the Tiananmen Square protest

Political Prisoners

Surviving Solitary Confinement with Dang Xuang Dieu

Dang Xuang Dieu, a formerly imprisoned Vietnamese human rights activist, addresses the 9th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy – see quotes below, followed by full prepared remarks. On what inspired his activism: I had witnessed injustices every day and felt like I had to do something. I looked